Skip to content

Làm gì khi quần áo có vết cháy xém sau khi sấy?

Cho dù tốt và hiệu quả đến đâu thì máy sấy Bosch cũng không tránh khỏi các sự cố không mong muốn. Quần áo có vết cháy xém sau khi sấy là một ví dụ. Vậy cần làm gì khi sự cố này xảy ra?

Nguyên nhân khiến quần áo bị cháy xém sau khi sấy

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố này và việc xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ có thể sẽ không đơn giản với người dùng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất để bạn có thể nắm bắt được vấn đề trước khi gọi đến trung tâm bảo hành Bosch tại Hà Nội:

1. Tắc bộ lọc xơ vải hoặc lỗ thông hơi

Máy sấy có thể bị quá nhiệt khi lỗ thông hơi hoặc bộ lọc xơ vải bị tắc nghẽn do bụi vải dồn lại quá nhiều, mắc lại trong bộ lọc, lỗ thông hơi, gây ra tắc nghẽn trầm trọng và dẫn đến việc không khí không được lưu thông đúng cách. 

2. Máy sấy bị quá tải

Một lỗi cơ bản nhưng rất phổ biến của người dùng máy sấy là cho quá nhiều quần áo vào máy sấy. Khi bạn nhồi nhét quá nhiều quần áo vào máy sấy, máy sẽ hạn chế luồng khí cần thiết để duy trì nhiệt độ thích hợp. Việc thiếu luồng khí này khiến máy sấy phải hoạt động nhiều hơn và dẫn đến tính trạng bị quá nhiệt. 

Máy sấy bị quá tải
Máy sấy bị quá tải

Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy và có khả năng làm hỏng quần áo của bạn. 

3. Bộ điều chỉnh nhiệt độ hoặc bộ hẹn giờ bị lỗi

Bộ điều chỉnh nhiệt độ máy sấy điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Nếu bộ điều chỉnh bị lỗi, nó có thể không báo hiệu đúng cách để tắt bộ phận gia nhiệt, dẫn đến quá nhiệt và làm cháy quần áo bên trong. Trong khi đó, bộ hẹn giờ máy sấy bị lỗi có thể khiến máy sấy chạy lâu hơn mức cần thiết, có khả năng dẫn đến hoạt động bị quá tải. 

4. Chọn chế độ sấy không phù hợp

Một lỗi thường gặp khác là sử dụng cài đặt nhiệt độ không phù hợp cho các loại vải khác nhau. Máy sấy Bosch có nhiều cài đặt và chu trình riêng được thiết kế cho các loại quần áo giặt khác nhau. Sử dụng cài đặt nhiệt độ cao cho tất cả các loại vải có thể dẫn đến việc chúng bị cháy xém sau chu trình sấy. Ví dụ, các mặt hàng mỏng manh nên được sấy khô ở cài đặt nhiệt độ thấp hơn trong khi những loại vải dày có thể được sấy ở nhiệt độ cao. 

Chọn chế độ sấy không phù hợp
Chọn chế độ sấy không phù hợp

Tuy máy sấy Bosch có chia từng chế độ sấy riêng cho từng loại quần áo nhưng người dùng vẫn có thể chọn sai chế độ do hầu hết mọi người chỉ để ý đến thời gian sấy và có thể nghĩ rằng sấy càng lâu thì quần áo càng khô mà không chú đến yếu tố nhiệt độ được sử dụng.

5. Bộ phận làm nóng bị lỗi

Nếu bộ phận làm nóng không tắt vào thời điểm thích hợp như khi hoạt động bình thường, máy sấy có thể liên tục tỏa nhiệt, dẫn đến quá nhiệt. Sự cố này có thể xảy ra do chập điện ở bộ phận làm nóng hoặc có vấn đề với bảng điều khiển. 

6. Con lăn máy sấy bị mòn

Lồng giặt được treo bằng các bánh xe lăn có vành ngoài bằng cao su cứng phủ lên vành trong bằng nhựa. Ở giữa các con lăn này là ổ trục tự bôi trơn. Nếu ổ trục bị hỏng, cao su sẽ dần mòn đi. 

Khi đó, một khoảng trống sẽ được tạo ra giữa máy sấy và lồng sấy. Quần áo của bạn có thể bị kẹt và ma sát sẽ để lại các vết đen và rách. Khoảng trống này cũng có thể ảnh hưởng đến bộ điều nhiệt của máy sấy, khiến nó đọc sai cài đặt nhiệt độ trong máy sấy. 

Nếu máy sấy đủ nóng, một số loại vải có thể bị cháy xém. Khi một con lăn bị mòn gây ra vết cháy trên quần áo của bạn và nhận thấy tiếng ầm ầm bất thường khi máy sấy hoạt động. 

Làm gì khi quần áo có vết cháy xém sau khi dùng máy sấy

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố quần áo bị cháy xém sau khi sử dụng máy sấy nhưng không phải nguyên nhân nào người dùng cũng có thể tự tiến hành sửa máy sấy quần áo tại nhà. 

Chúng tôi cũng không khuyến khích người dùng tự sửa chữa thiết bị khi không có kiến thức và kỹ năng cần thiết. Do đó, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra những cách khắc phục cho những nguyên nhân cơ bản nhất và an toàn khi tự sửa chữa mà không cần liên hệ tới dịch vụ bảo hành máy sấy Bosch:

  • Vệ sinh bộ lọc xơ vải và lỗ thông hơi: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng cần vệ sinh bộ lọc xơ vải sau mỗi chu trình sấy để đảm bảo hiệu quả hoạt động được tối ưu. Bạn chỉ cần xác định vị trí của bộ lọc, lấy nó ra và loại bỏ xơ vải bám lại bên trong và rửa lại dưới vòi nước chảy nhỏ. Đối với lỗ thông hơi, bạn không cần vệ sinh quá thường xuyên nhưng một tháng vẫn nên kiểm tra một vài lần và bạn có thể sử dụng máy hút bụi để loại bỏ xơ vải ở sâu bên trong ống.
  • Điều chỉnh lại lượng quần áo đưa vào máy sấy: Bạn cần quan tâm tới trọng lượng của máy sấy để biết được lượng quần áo cho vào thiết bị bao nhiêu là phù hợp. Thông thường, bạn chỉ nên để quần áo chiếm một nửa lồng sấy để có không gian cho không khí lưu thông. Nếu muốn sấy chăn, ga thì nên sấy riêng từng loại.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Để chọn đúng chế độ sấy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Việc tìm hiểu trước từng cài đặt, chức năng của máy sấy rất quan trọng vì máy sấy Bosch có nhiều chức năng khác nhau, dễ gây nhầm lẫn cho người dùng.
  • Sử dụng vật liệu thông gió phù hợp: Sử dụng vật liệu thông gió không phù hợp như nhựa hoặc vinyl có thể dẫn đến quá nhiệt và là mối nguy hiểm, tăng nguy cơ gây ra hỏa hoạn. Những vật liệu này có thể dễ dàng tan chảy và chặn lỗ thông gió. Do đó, bạn cần sử dụng ống dẫn kim loại cứng hoặc mềm cho lỗ thông gió máy sấy của bạn để đảm bảo an toàn và thông gió phù hợp.
  • Đặt máy sấy ở vị trí phù hợp: Nếu máy sấy được đặt trong không gian hạn chế và thông gió kém, máy có thể bị quá nhiệt do không đủ lưu thông không khí, đặc biệt với máy sấy thông hơi. Đảm bảo máy sấy của bạn được đặt trong khu vực thông gió tốt và có đủ khoảng trống xung quanh để không khí lưu thông tự do.
Vệ sinh bộ lọc sơ vải định kỳ giúp máy hoạt động hiệu quả
Vệ sinh bộ lọc sơ vải định kỳ giúp máy hoạt động hiệu quả

Nếu sự cố do bộ điều chỉnh nhiệt, bộ hẹn giờ, bộ phận làm nóng hay các linh kiện quan trọng các của thiết bị gây ra hoặc bạn không chắc chắn về nguyên nhân của sự cố, bạn không nên tự sửa máy sấy quần áo tại nhà. Tuyệt đối không tự ý thay thế các linh kiện bên trong.

Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy quần áo không chỉ bị cháy xém mà còn ngửi thấy mùi khét phát ra từ thiết bị thì chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng máy cho đến khi kỹ thuật viên tại trung tâm bảo hành máy sấy quần áo Bosch đến khắc phục sự cố. 

Trước khi liên hệ tới dịch vụ bảo hành máy sấy Bosch, bạn cần bình tĩnh dập cầu dao ở vị trí của thiết bị ngay khi ngửi thấy mùi khét và đợi một vài phút trước khi cẩn thận rút phích cắm của thiết bị.

Nếu bạn cố gắng tự sửa chữa mà làm hư hỏng linh kiện quan trọng, bạn sẽ không nhận được chế độ bảo hành máy sấy Bosch và sẽ phải chịu toàn bộ chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện đắt đỏ.

Tham khảo từ: hunker.com baconappliance.com

5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch khu vực miền Bắc  GỌI LÀ CÓ hỗ trợ tại nhà .0985.41.81.91 -  0936.54.54.58 - Zalo  - Cung cấp linh kiện chính hãng tại Việt Nam

  • Quận Thanh Xuân: 0916.402.111
  • Quận Hà Đông: 0977.41.81.91
  • Quận Tây Hồ: 0938.54.54.58
  • Quận Đống Đa: 0936.178.559
  • Quận Hoàng Mai: 0917.54.54.58
  • Quận Nam Từ Liêm: 024. 224.22.911
  • Quận Bắc Từ Liêm: 0934.676.559
  • Quận Ba Đình: 0906.54.54.58
  • Quận Long Biên: 0936.54 54.58
  • Quận Hai Bà Trưng: 0988.111.264
  • 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân: 024.22.424.514
  • Huyện Thanh Trì - Giải Phóng - Ngọc Hồi: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • Quận Cầu Giấy: 0936.17.85.59
  • 364 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ: 024.63.29.,1992
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0916.131.001
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn: 024.63.29.70.00
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - Time City: 0972.704.989