Skip to content

Có nên cho quần áo ướt vào máy sấy?

Tại sao quần áo ướt lại không thể sấy luôn? Nhưng thực tế, đây là thói quen của rất nhiều người khi chuyển thẳng quần áo từ máy giặt chưa vắt kỹ sang máy sấy. Nên xử lý như thế nào để không gây ảnh hưởng đến hiệu suất sấy, tốn điện và gây hại cho máy?

Có nên cho quần áo ướt vào máy sấy?

Câu trả lời là không nên cho quần áo ướt vào máy sấy.

Máy sấy hoạt động theo cơ chế tạo nhiệt và dùng quạt gió thổi hơi nóng ra khắp lồng sấy để làm bốc hơi nước trong quần áo và khô dần. Tuy nhiên, nó không có tác dụng vắt nước. Nên nếu quần áo quá ướt, sẽ cần thời gian dài hơn để làm khô, dẫn đến sấy lâu hơn, không đều, và đôi khi làm giảm hiệu quả làm khô vốn có.

Khi quần áo đã được vắt kỹ, máy sấy sẽ làm việc hiệu quả hơn: thời gian sấy ngắn hơn, luồng khí nóng phân bố đều và quần áo giữ được độ mềm mại, ít nhăn hơn sau khi sấy.

Tóm lại, quần áo ướt không phải là không thể cho vào máy sấy nhưng sẽ không thể phát huy tối đa hiệu quả của máy sấy. Nên tốt nhất, bạn hãy vắt quần áo tương đối thì mới làm khô nhanh.

Không nên cho quần áo ướt vào máy sấy
Không nên cho quần áo ướt vào máy sấy

Hậu quả khi sấy quần áo ướt

Không nên cho quần áo còn quá ướt trực tiếp vào máy sấy bởi có thể sẽ để lại những hậu quả như sau:

  • Tốn điện hơn: Thông thường, với lượng quần áo đã không quá ướt sẽ chỉ tiêu tốn khoảng 2 - 3 kWh điện. Nhưng đồ quá ướt thì sẽ mất nhiều thời gian hơn, từ đó điện năng tiêu thụ cũng tăng lên. Sẽ khiến lãng phí không cần thiết.
  • Thời gian sấy lâu hơn bình thường: Khi quần áo còn đẫm nước, máy sấy sẽ phải mất gấp 2 - 3 lần thời gian so với mức bình thường. Vốn dĩ máy sấy được thiết kế để làm khô quần áo đã được vắt kỹ chứ không phải xử lý tình trạng quần áo ướt.
  • Quần áo sẽ bị hôi: Khi quần áo quá nặng và bám nước, khí nóng sẽ không thể làm bay hơi nước hoàn toàn. nên sẽ khiến quần áo bị ẩm, thậm chí còn sinh mùi hôi nếu để lâu hoặc điều kiện thời tiết quá ẩm.
  • Máy móc dễ hỏng: Lúc này, máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn lâu ngày dẫn tới hao mòn, nóng nhanh và giảm tuổi thọ cho máy. Không ít trường hợp máy bị ngừng đột ngột do hơi nước ảnh hưởng tới cảm biến nhiệt.
  • Dễ gây hư hỏng quần áo: Quần áo không chỉ không đủ khô mà còn dễ bị biến dạng, co rút khi gặp nhiệt độ cao trong lồng sấy. Đặc biệt với các loại vải len, vải dễ xơ cứng…

Hiểu đơn giản, quần áo ướt máy sấy đồng thời vừa phải tăng hiệu suất lẫn thời gian để làm khô mà vẫn có nguy cơ không khô đồng đều. Lúc này, không chỉ hóa đơn điện tăng vọt mà máy còn dễ nóng, quá tải và nhanh xuống cấp. Về lâu dài, người dùng thường phải tìm đến dịch vụ sửa máy sấy quần áo chỉ vì thói quen tưởng như vô hại này.

Nên làm gì trước khi cho vào máy sấy?

Để hạn chế những rủi ro không đáng có, cách bạn chuẩn bị quần áo trước khi cho vào máy là vô cùng quan trọng. Và cách thực hiện như sau:

Vắt qua quần áo trước khi sấy

Trước khi chuyển quần áo sang máy sấy, hãy đảm bảo quần áo đã được vắt sơ qua để loại bỏ lượng nước dư càng nhiều càng tốt. Nếu dùng máy giặt, hãy chọn chế độ vắt cao. Trong trường hợp giặt tay, việc vắt kỹ sẽ giúp tránh tình trạng nước nhỏ giọt, gây nặng máy và kéo dài thời gian sấy. Quần áo càng ráo, sấy càng nhanh, tốn ít điện và giảm áp lực lên động cơ.

Vắt khô quần áo trước khi sấy
Vắt khô quần áo trước khi sấy

Phân loại quần áo

Tùy vào chất liệu và loại quần áo sẽ có nhiệt độ khác nhau. Nếu dùng để sấy đồ mỏng sẽ dễ khiến chúng bị biến dạng, mất form, còn đồ dày vẫn chưa khô hoàn toàn. Vì vậy, hãy chia loại quần áo thành từng mẻ khác nhau, để đảm bảo quần áo đủ khô mà không lo hỏng.

Giũ quần áo trước khi cho vào máy

Không chỉ vắt mà bạn còn nên giũ hoặc lắc nhẹ quần áo để tách rời các lớp vải mà còn làm giảm nếp nhăn hình thành trong quá trình sấy. Khi đó, khí nóng có thể dễ dàng làm khô đều hơn, đồng thời hạn chế tình trạng bị rối đồ khi sấy.

Không nhồi quá nhiều đồ vào máy

Việc cho quá nhiều quần áo vào một lần sẽ khiến luồng khí nóng không thể lưu thông đều, dẫn đến quần áo khô không đồng đều, dễ ám mùi ẩm và kéo dài thời gian sấy. Hơn nữa, máy sấy quá tải thường phải hoạt động mạnh hơn bình thường, về lâu dài có thể gây giảm tuổi thọ máy. Tốt nhất nên chia thành các mẻ sấy vừa phải, để mỗi món đồ có không gian chuyển động và tiếp xúc đều với nhiệt.

Lưu ý sử dụng máy sấy quần áo hiệu quả

Máy sấy quần áo là một thiết bị hữu dụng nhưng bạn cần sử dụng đúng cách thì mới có thể phát huy tối đa tác dụng mà không lo máy nhanh hỏng. Bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản khi sử dụng như sau:

  • Chọn chế độ sấy phù hợp với từng loại vải: Tùy loại cotton, tổng hợp, len hay đồ mỏng nhẹ… thì bạn chọn sấy nóng cao hay thấp để bảo vệ quần áo không bị hư hỏng.
  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy: Sách hướng dẫn đi kèm máy khi mua sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ với các chức năng như sấy nhanh, sấy tiết kiệm hay chống nhăn.
  • Tìm hiểu những loại nên/không nên cho vào máy sấy: Một số loại vải như lụa, len, spandex, đồ thể thao co giãn rất dễ hư hỏng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu đồ có ký hiệu "không sấy", "sấy nhiệt thấp", bạn nên tuân thủ để tránh làm hỏng quần áo yêu thích.
  • Vệ sinh bộ lọc thường xuyên: Bộ lọc rất dễ bị tắc bởi xơ vải hay bụi bẩn, nên cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hiệu quả mà không tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Tránh mở cửa khi máy đang hoạt động: Hãy chờ máy sấy kết thúc chu trình rồi mới mở cửa, hoặc nếu cần mở, nên dừng máy hoàn toàn trước khi thao tác.
Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Khi nào được sấy quần áo ướt?

Chỉ nên cho quần áo còn hơi ẩm (không nên quá ướt hoặc nhỏ giọt) vào máy sấy trong các trường hợp như sau: Nếu máy giặt không vắt khô được, nên để quần áo ráo bớt nước trước khoảng 10 - 15 phút. Một số máy sấy hiện đại có chế độ dành riêng cho đồ ướt, nhưng để tiết kiệm điện và tránh quá tải máy, vẫn nên vắt sơ hoặc chọn chế độ sấy nhẹ nếu buộc phải sấy đồ chưa khô hoàn toàn.

Như vậy, bạn không nên cho đồ quá ướt vào máy, mà chỉ nên cho các loại đồ có hơi ẩm vừa phải. Đừng quên, vắt kỹ trước khi sấy vì không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và điện năng mà còn bảo vệ cả quần áo lẫn thiết bị. Sử dụng máy sấy đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tối ưu và duy trì độ bền lâu dài cho máy.

5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch khu vực miền Bắc  GỌI LÀ CÓ hỗ trợ tại nhà .0985.41.81.91 -  0936.54.54.58 - Zalo  - Cung cấp linh kiện chính hãng tại Việt Nam

  • Quận Thanh Xuân: 0916.402.111
  • Quận Hà Đông: 0977.41.81.91
  • Quận Tây Hồ: 0938.54.54.58
  • Quận Đống Đa: 0936.178.559
  • Quận Hoàng Mai: 0917.54.54.58
  • Quận Nam Từ Liêm: 024. 224.22.911
  • Quận Bắc Từ Liêm: 0934.676.559
  • Quận Ba Đình: 0906.54.54.58
  • Quận Long Biên: 0936.54 54.58
  • Quận Hai Bà Trưng: 0988.111.264
  • 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân: 024.22.424.514
  • Huyện Thanh Trì - Giải Phóng - Ngọc Hồi: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • Quận Cầu Giấy: 0936.17.85.59
  • 364 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0916.131.001
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - Time City: 0972.704.989