Vậy nên sấy quần áo ở nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý? Nếu bạn hiểu cơ chế và làm đúng, có thể vừa bảo vệ quần áo và tiết kiệm chi phí đáng kể.
Các mức nhiệt của máy sấy quần áo
Mức nhiệt cao nhất
Theo các nghiên cứu, máy sấy quần áo có thể đạt nhiệt độ tối đa khoảng 86,7 độ C (188 độ F). Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, mức nhiệt này sẽ thay đổi tùy theo loại máy sấy bạn đang dùng:
- Máy sấy thông hơi và máy sấy ngưng tụ: Đây là hai dòng máy có mức nhiệt cao nhất phổ biến, thường đạt khoảng 70–75 độ C (tương đương 158–167 độ F).
- Máy sấy bơm nhiệt (heat pump): Loại máy này hoạt động với cơ chế tiết kiệm điện, nên nhiệt độ tối đa chỉ vào khoảng 50 độ C (122 độ F),phù hợp với quần áo dễ hư hỏng do nhiệt.
Việc nắm được giới hạn nhiệt độ của từng loại máy giúp bạn lựa chọn chế độ sấy phù hợp, đảm bảo hiệu quả làm khô mà vẫn bảo vệ được chất liệu vải.

Mức nhiệt thấp nhất
Tùy vào dòng máy mà mức nhiệt thấp nhất có thể khác nhau như sau:
- Với những máy có chế độ sấy không nhiệt (air dry), mức nhiệt thấp nhất gần như bằng với nhiệt độ phòng, thường dao động khoảng 25 - 30 độ C, do chỉ sử dụng luồng gió để làm khô.
- Đối với các máy sấy có sử dụng nhiệt, mức nhiệt thấp nhất thường rơi vào khoảng 37,8 độ C (100 độ F), thích hợp cho các loại vải mỏng, dễ nhăn hoặc chất liệu nhạy cảm.
Chọn đúng mức nhiệt thấp phù hợp không chỉ giúp quần áo được bảo vệ tốt hơn mà còn tránh tình trạng co rút, hư hỏng chất vải trong quá trình sấy.
Nên sấy quần áo ở nhiệt độ bao nhiêu?
Nhiệt độ sấy lý tưởng sẽ phụ thuộc vào chất liệu vải và độ dày của quần áo. Không phải nhiệt độ nào cũng thích hợp, hay loại quần áo nào cũng dùng chung cùng một mức nhiệt. Vì vậy, bạn cần chọn đúng mức để quần áo khô hoàn toàn mà vẫn giữ được form, màu sắc và độ bền.
Loại quần áo | Nhiệt độ sấy thích hợp | Lưu ý |
Vải Cotton | 50 - 60°C | Sấy nhanh, ít nhăn; tránh sấy quá lâu để không bị co vải hoặc khô cứng. |
Vải len | 30 - 40°C | Nên để nhiệt thấp để giúp giữ form, tránh co rút hoặc xù lông; nên chọn chế độ “wool” nếu có. |
Vải jeans / denim | 60 - 80°C | Là chất liệu vải dày; không nên sấy quá lâu để tránh làm cứng hoặc phai màu. |
Polyester, nylon | 40 - 50°C | Đây là sợi tổng hợp dễ nóng chảy; Nên chọn chế độ sấy nhẹ, tránh nhiệt cao. |
Vải mỏng, đồ lót, lụa nhân tạo | 30 - 40°C | Giữ độ mềm, tránh biến dạng; nên lót túi giặt nếu đồ quá mỏng |
Chăn, ga, gối, khăn dày | 70 - 80°C | Nhiệt cao giúp làm khô sâu, diệt khuẩn hiệu quả; cần đảm bảo không sấy quá tải máy |
Để có thể chắc chắn, bạn nên kiểm tra nhãn hướng dẫn giặt của từng món đồ. Nếu không chắc về chất liệu, hãy ưu tiên chế độ sấy nhẹ hoặc nhiệt độ thấp để bảo vệ vải và tiết kiệm điện.
Tại sao cần điều chỉnh mức nhiệt cho máy sấy?
Mức nhiệt quyết định 99% đến khả năng khô của quần áo, đồng thời còn ảnh hưởng tới mức tiêu thụ điện. Sấy ở nhiệt độ quá cao có thể khiến quần áo bị co rút, biến dạng. Ngược lại, nếu nhiệt quá thấp so với loại vải, quần áo dễ bị ẩm, lâu khô, thậm chí sinh mùi hôi.
Mỗi loại đều cần có mức nhiệt điều chỉnh tương ứng thì sẽ giúp quần áo mềm, không nhăn và có thể tiết kiệm điện đáng kể. Khi rút ngắn thời gian hoạt động, sẽ tối ưu hiệu quả sấy và hạn chế tình trạng nấm mốc, đặc biệt trong những ngày ẩm và mưa kéo dài.
Tóm lại, điều chỉnh đúng nhiệt độ không chỉ là để làm khô mà còn là cách bạn bảo vệ cả quần áo lẫn máy sấy một cách thông minh và tiết kiệm.
Cách bảo vệ quần áo và máy sấy hiệu quả
- Sử dụng túi giặt cho đồ mỏng: Quần áo này dễ bị biến dạng nên bạn cần cho vào túi giặt chuyên dụng trước khi sấy. Sẽ giúp hạn chế lực kéo giãn bởi lồng sấy và nhiệt độ trong quá trình quay, từ đó tránh rách, giãn hoặc biến dạng vải.
- Thêm một chiếc khăn khô để tăng tốc độ sấy: Nếu để một khăn bông khô, sạch vào máy sấy cùng quần áo sẽ hút bớt độ ẩm, làm rút ngắn thời gian sấy, từ đó tiết kiệm điện và giảm ma sát cho quần áo.
- Không để quá nhiều quần áo trong 1 lần: Việc này sẽ khiến quần áo khô không đều, dễ nhăn và mất mùi thơm.
- Lộn quần áo trái: Sẽ giúp giảm phai màu và giữ bề mặt vải bền lâu hơn, đặc biệt với các loại áo có in họa tiết, quần áo màu đậm.
- Chọn chế độ sấy đúng cách: Vải mỏng, đồ co giãn nên dùng chế độ sấy nhẹ; cotton và đồ dày hơn có thể sấy ở mức trung bình.
- Giũ nhẹ quần áo trước và sau khi sấy: Cách này giúp loại bỏ nếp nhăn nhẹ và giữ cho vải mềm, thoáng như khi mới giặt xong.

Nên làm gì khi quần áo quá nóng hoặc không đủ nóng?
Khi quần áo quá nóng
Máy sấy quá nóng có thể khiến quần áo mỏng bị cháy xém, hư hỏng và trong trường hợp nghiêm trọng còn có nguy cơ cháy nổ.
Nguyên nhân thường gặp là do tắc nghẽn từ bộ lọc xơ vải hoặc ống thoát khí bị bẩn khiến cho luồng khí không thể phân bổ đều, bộ phận làm nóng gặp sự cố, hoặc bộ điều nhiệt không còn hoạt động chính xác.
Để khắc phục, trước tiên bạn nên vệ sinh bộ lọc, kiểm tra lỗ thông hơi và nếu cần, liên hệ trung tâm bảo hành máy sấy Bosch để kiểm tra các linh kiện bên trong như cuộn nhiệt hay cầu chì nhiệt độ.
Khi quần áo không đủ nóng
Khi máy sấy không nóng đủ, thời gian khô sẽ lâu hơn bình thường, nên dễ ẩm mốc và tiêu tốn điện nhiều hơn.
Nguyên nhân có thể là do nguồn điện không ổn định, cửa máy chưa đóng kín, quần áo quá ướt, hoặc chọn chế độ sấy không phù hợp. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn ống thoát khí hoặc hỏng bộ làm nóng, điều chỉnh nhiệt cũng có thể khiến máy hoạt động kém.
Giải pháp là kiểm tra kết nối điện, đảm bảo đóng kín cửa, vắt ráo quần áo trước khi sấy, chọn chế độ nhiệt hợp lý và vệ sinh định kỳ ống thoát khí. Nếu máy vẫn không nóng, nên kiểm tra linh kiện bên trong hoặc gọi thợ sửa máy sấy quần áo chuyên nghiệp hỗ trợ.
Qua đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời “Nên sấy quần áo ở nhiệt độ bao nhiêu”. Đừng cố chọn một chế độ sấy mặc định vì thói quen xấu đó có thể sẽ làm hư hại cả quần áo lẫn máy sấy. Hãy dựa vào chất liệu vải và hướng dẫn của nhà sản xuất để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng mẻ sấy.