Skip to content

Sắp xếp dụng cụ ăn uống đúng cách trong máy rửa bát Bosch

Khi sử dụng máy rửa bát, bạn có bao giờ tìm hiểu về cách dùng của từng khay hay chỉ tiện đâu thì đặt đấy? Nếu đúng như vậy thì đã đến lúc bạn cần thay đổi thói quen của mình.

Tại sao cần sắp xếp dụng cụ ăn uống trong máy rửa bát đúng cách?

Đối với máy rửa Bosch hay bất kể máy rửa bát nào, sắp xếp dụng cụ ăn uống đúng cách là một bước vô cùng quan trọng để đảm bảo hiệu quả làm sạch và bảo vệ đồ dùng của bạn. Có một số những lý do giúp bạn trả lời được câu hỏi này:

  • Sắp xếp dụng cụ ăn uống vào đúng vị trí sẽ giúp các tia nước từ vòi phun tiếp xúc với toàn bộ bề mặt của bát đĩa, kể cả những khu vực khó tiếp cận.
  • Từng khay đựng khi được sản xuất đều có ý nghĩa riêng để đảm bảo khi dụng cụ ăn uống tương ứng được đặt ở đó, chúng sẽ không bị rơi, vỡ hoặc hư hỏng trong quá trình thiết bị vận hành.
  • Sắp xếp hợp lý giúp bạn tận dụng tối đa không gian bên trong máy rửa bát, cho phép rửa được nhiều đồ dùng hơn trong một lần.
  • Việc sắp xếp không đúng vị trí có thể dẫn đến tình trạng thức ăn thừa bị kẹt lại hoặc dụng cụ ăn uống như thìa, đũa, dao, kéo… bị lọt qua các khe và va chạm với tay phun, khiến bộ phận này bị trầy xước và hư hỏng. 
Sắp xếp hợp lý rửa được nhiều đồ dùng hơn trong một lần
Sắp xếp hợp lý rửa được nhiều đồ dùng hơn trong một lần

Không sắp xếp dụng cụ ăn uống đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra các sự cố không đáng có với máy rửa bát Bosch. Do đó, nếu bạn không muốn phải tốn thêm các khoản phí sửa máy rửa bát Bosch, bạn sẽ cần biết nên để dụng cụ ăn uống của mình ở đâu trong máy rửa bát.

Vị trí sắp xếp dụng cụ ăn uống trong máy rửa bát Bosch

Trước tiên, máy rửa bát Bosch thường có 4 khu vực có thể được dùng để đặt dụng cụ ăn uống bao gồm: 3 giá đỡ và 1 hộp chuyên đựng thìa, đũa, dao, dĩa…

  • Giá đỡ thứ nhất: Đây là giá đỡ nằm dưới cùng và có kích thước lớn nhất nên rất phù hợp để đặt những đồ chiếm nhiều diện tích như nồi, xoong, chảo, hộp đựng thức ăn, bát ô tô, đĩa lớn…
  • Giá đỡ thứ hai: Nằm bên trên giá đỡ đầu, chiều cao thấp hơn một chút và phù hợp cho đĩa, nắp vung, cốc, ly, bát con… Giá đỡ này có thể được điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Giá đỡ thứ ba: Đây là giá đỡ bổ sung, được Bosch thiết kế để tăng sức chứa cho các sản phẩm của mình. Giá đỡ này sẽ không phù hợp để đồ có kích thước quá lớn nhưng bạn có thể tận dụng để đặt những vật dụng có hình dáng đặc biệt như kẹp cua, kẹp gắp thức ăn, kéo, dao, dĩa, thìa…
  • Hộp đựng riêng: Chỉ được dùng để đựng thìa, dĩa, dao… Nếu như thiết bị của bạn không có hộp đựng, bạn có thể mua thêm để lắp.

Một số mẹo và lưu ý khi sắp xếp dụng cụ ăn uống

1. Cách điều chỉnh giá đỡ thứ hai

Máy rửa bát Bosch cho phép người dùng tùy chỉnh giá đỡ thứ hai theo nhu cầu sử dụng để đủ chiều cao cho những dụng cụ ăn uống có kích thước lớn và bạn có thể sắp xếp chúng ở giá thứ nhất hoặc giá thứ hai tùy thích.

  • Kéo giá đỡ thứ hai ra hết cỡ cho đến khi bạn nhìn thấy hai cần gạt ở hai bên giá.
  • Để nâng giá đỡ, hãy nắm cả hai bên giá và kéo lên. Bằng cách này, bạn có thể sắp xếp các đĩa lớn thoải mái ở giá đỡ phía dưới.
  • Nhấn nhẹ cần gạt ở cả hai bên để hạ giá trên xuống. Hạ giá trên xuống sẽ giúp bạn sắp xếp được những vật dụng cao hơn như ly rượu vang mà không làm ly chạm vào giá đỡ thứ ba. 
  • Tuy nhiên, khi điều chỉnh giá đỡ thứ hai, bạn nên chú ý đến tay phun nằm bên dưới và cẩn thận điều chỉnh để giá đỡ không làm cản trở hoạt động của tay phun.

Có một mẹo thú vị khi điều chỉnh giá đỡ thứ hai là bạn không nhất thiết phải điều chỉnh cả hai bên. Thay vào đó bạn có thể nâng giá đỡ ở một bên để giá đỡ bên dưới có thêm diện tích để những đồ có kích thước lớn một cách thoải mái hơn. Nhà sản xuất Bosch cho phép người dùng thoải mái điều chỉnh vị trí nên bạn không cần phải lo lắng việc không có đủ chỗ cho các dụng cụ ăn uống của mình.

2. Lưỡi gạt FlexSpace

Một tính năng thú vị khác của máy rửa bát Bosch là thiết kế lưỡi gạt FlexSpace giúp sắp xếp những dụng cụ có kích thước lớn hơn bình thường. Những lưỡi gạt này thường sẽ có màu khác (đen hoặc xám) để phân biệt với của giá đỡ. Bạn có thể điều chỉnh lưỡi gạt sang trái hoặc phải để mở rộng hoặc thu hẹp kích thước khu vực đặt đồ. 

3. Loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy

Trước khi cho đồ vào máy rửa bát, hãy đảm bảo cạo sạch các hạt thức ăn thừa trên đĩa và bát bằng đũa hoặc thìa. Các hạt thức ăn tích tụ trong bộ lọc máy rửa bát có thể khiến bộ lọc bị tắc, ngăn nước đã qua sử dụng thoát ra đúng cách hoặc rơi vào các lỗ phun trên tay phun khiến chúng không thể phun các tia nước ra. 

 Loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy
Loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho vào máy

Bạn không cần phải lau chùi quá sạch sẽ mà chỉ cần đảm bảo không còn vụn thức ăn nào sót lại trên dụng cụ ăn uống, đặc biệt những vụn có kích thước lớn.

4. Chỉ cho đồ an toàn với máy rửa bát vào bên trong

Trước khi xếp bát đĩa vào, luôn kiểm tra xem chúng có thể rửa bằng máy rửa bát không. Nếu không, chúng có thể bị nứt, cong vênh hoặc đổi màu. Nhìn chung, các vật liệu như nhôm, gang, thiếc, đồng thau, thiếc và đồng không thích hợp để rửa bằng máy rửa bát vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ cao.

Nếu bạn vẫn để những vật liệu này vào máy rửa bát, đồ dùng của bạn có thể bị biến dạng, mất màu, xỉn màu hoặc nghiêm trọng hơn, các chất hóa học sinh ra từ quá trình phản ứng có thể ăn mòn các bộ phận bên trong máy rửa bát và bạn có thể sẽ phải liên hệ tới các trung tâm sửa máy rửa bát Bosch để kỹ thuật viên tới kiểm tra.

Những vấn đề này thường sẽ không nhận được chế độ bảo hành máy rửa bát Bosch bởi do người dùng gây ra và bạn sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm với những thiệt hại gặp phải.

5. Mẹo sắp xếp dụng cụ 

  • Đặt đĩa hướng xuống dưới: Tay phun rửa sạch bát đĩa bằng cách phun tia nước mạnh lên trên. Do đó, bát đĩa phải được xếp úp xuống để được làm sạch hiệu quả nhất. Tương tự như vậy, không được xếp chồng bát đĩa lên nhau vì điều này có thể ngăn cản tia nước tiếp cận một số bộ phận nhất định của bát đĩa.
  • Các dụng cụ không được cản trở cánh tay quay: Những tay phun xoay để phân tán các luồng nước trong suốt quá trình rửa để rửa sạch bát đĩa của bạn một cách hiệu quả. Các vật dụng cao như khay hoặc bình, cũng như các vật dụng nhô ra bên dưới giỏ (muôi và tay cầm của chảo),nên được xếp cẩn thận. 
  • Dụng cụ nhọn như dao, kéo cần có không gian riêng: Lưu ý rằng không phải tất cả model máy rửa bát Bosch đều có khay đựng dao kéo riêng nên bạn sẽ phải sắp xếp dao kéo vào giá đỡ thứ ba hoặc đặt chúng vào phụ kiện giỏ đựng dao kéo để chúng không làm hư hỏng tay phun.
  • Sắp xếp theo thứ tự: Những dụng cụ ít bẩn hoặc làm bằng chất liệu mỏng, dễ vỡ như thủy tinh, sứ nên được đặt ở giá trên cùng vì có các răng chuyên dụng dành cho đồ thủy tinh và đĩa nhỏ cần rửa nhẹ nhàng hơn. Đồ dùng bẩn cần được cho vào giá dưới cùng để rửa kỹ hơn. Các vật dụng cao hơn như nồi và chảo chỉ có thể để vừa trong giá dưới cùng.
Đặt dụng cụ úp xuống giúp quá trình vệ sinh hiệu quả hơn
Đặt dụng cụ úp xuống giúp quá trình vệ sinh hiệu quả hơn

Việc sắp xếp dụng cụ ăn uống trong máy rửa bát Bosch tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Nhưng nếu bạn dành một chút thời gian để sắp xếp cẩn thận, bạn có thể giúp thiết bị của mình hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ của máy và tránh việc phải chi trả cho các khoản phí sửa máy rửa bát Bosch hay thay thế linh kiện máy rửa bát Bosch.

Tham khảo từ: bosch-home.in bosch-home.com

5/5 (1 bầu chọn)  

Trung tâm bảo hành máy rửa bát Bosch khu vực miền Bắc  GỌI LÀ CÓ hỗ trợ tại nhà .0985.41.81.91 -  0936.54.54.58 - Zalo  - Cung cấp linh kiện chính hãng tại Việt Nam

  • Quận Thanh Xuân: 0916.402.111
  • Quận Hà Đông: 0977.41.81.91
  • Quận Tây Hồ: 0938.54.54.58
  • Quận Đống Đa: 0936.178.559
  • Quận Hoàng Mai: 0917.54.54.58
  • Quận Nam Từ Liêm: 024. 224.22.911
  • Quận Bắc Từ Liêm: 0934.676.559
  • Quận Ba Đình: 0906.54.54.58
  • Quận Long Biên: 0936.54 54.58
  • Quận Hai Bà Trưng: 0988.111.264
  • 129 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân: 024.22.424.514
  • Huyện Thanh Trì - Giải Phóng - Ngọc Hồi: 0917.41.81.91
  • Khu Đô Thị Ciputra - Lạc Long Quân - An Dương Quận Tây Hồ: 0916.402.111
  • Quận Cầu Giấy: 0936.17.85.59
  • 364 Giải Phóng - Tân Mai - Tam Chinh - Đền Lừ: 024.63.29.,1992
  • 294 Kim Mã - Nguyễn Thái Học: 0916.131.001
  • Mỹ Đình, Cầu Diễn, Mai Dịch - Cầu Giấy - Nhổn: 024.63.29.70.00
  • 29 Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Hồng Hà: 0936.178.559
  • Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm  - Ngọc Lâm  -  Ngọc Thụy: 0988.111.264
  • Royal City - Time City: 0972.704.989