Lý do khiến máy sấy quần áo không nóng
Để có thể sửa máy sấy quần áo Bosch đúng lỗi thì cần hiểu nguyên nhân xuất phát từ đâu, giúp “diệt cỏ tận gốc”. Và dưới đây là những lý do phổ biến khiến máy sấy quần áo không nóng:
Hỏng bộ phận tạo khí nóng:
Bộ phận này là chức năng quan trọng của máy sấy quần áo và cũng là lỗi nghiêm trọng nhất. Nó tạo ra luồng khí nóng bên trong máy và lồng chứa quần áo quay đều để nhiệt tản đều giúp các món đồ bốc hơi và khô đều.
Vì đây là một bộ phận quan trọng được gắn liền với nhiều mạch điện nên không thể tự sửa tại nhà mà cần tới đội ngũ sửa chữa chuyên nghiệp hơn.
Nguồn điện không ổn định:
Máy sấy quần áo cần duy trì một nguồn điện vừa đủ thì mới hoạt động hiệu quả, nhưng nếu nguồn điện chập chờn có thể làm máy sấy không nóng.
Sử dụng quá tải:
Máy sấy quần áo sử dụng liên tục trong một thời gian dài mà không được bảo dưỡng định kỳ sẽ khiến linh kiện cảm biến bên trong bị cháy, dẫn tới hậu quả quần áo bị hỏng khi sấy.
Sợi dây đốt bị cháy hoặc đứt đột ngột:
Khi sợi dây đốt bị cháy hoặc đứt, máy vẫn chạy như thường nhưng bên trong lồng sấy không có hơi nóng, dẫn đến quần áo không thể khô được.
Bo mạch hệ thống dẫn điện gặp vấn đề:
Bo mạch hệ thống dẫn điện gặp trục trặc sẽ làm mất khả năng truyền dẫn điện đến các bộ phận quan trọng, hiến máy sấy không nóng hoặc không hoạt động đúng cách.
Cầu chì nhiệt bị hỏng/bị cháy:
Cầu chì nhiệt đóng vai trò như một bộ phận an ninh, bảo vệ an toàn các linh kiện bên trong khỏi hư hỏng đến từ các lỗi như máy sấy hoạt động quá lâu, nhiệt độ quá cao… Khi đó cầu chì sẽ tự động ngắt tránh tình trạng trở nên tệ hơn.
Bộ lọc máy sấy bám bụi tích tụ lâu ngày:
Bộ lọc có chức năng lọc bụi và xơ vải trong quá trình sấy quần áo nhưng nếu để lâu ngày mà không vệ sinh thì bộ lọc sẽ bị tắc nghẽn, khiến máy sấy hoạt động kém hiệu quả.
Dấu hiệu máy sấy quần áo không tỏa nhiệt
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy máy sấy có vấn đề, để bạn có thể sửa máy sấy quần áo nhanh chóng và hiệu quả hơn:
- Quần áo dù sấy nhưng vẫn ẩm ướt, không khô, thậm chí là có mùi hôi.
- Máy vẫn chạy, lồng sấy vẫn quay đều nhưng không có nhiệt bên trong.
- Trong quá trình sấy, máy có thể phát ra tiếng động lạ.
- Máy không hiển thị báo lỗi.
Các dấu hiệu gần như không được hệ thống máy chủ báo trực tiếp trên màn hình hiển thị, nên chỉ có thể nhận biết đơn giản qua nhiệt độ sấy. Nên hãy lưu ý kiểm tra thường xuyên.
5 Cách sửa máy sấy quần áo không nóng đơn giản
Kiểm tra cảm biến nhiệt của sợi dây đốt

Một trong những cách sửa máy sấy quần áo do hoạt động không nóng chính là kiểm tra cảm biến để xem có bị hỏng hay không. Máy sấy khi hoạt động ở công năng cao liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến bộ phận cảm biến trên sợi dây đốt bị “quá sức”.
Và khi bị vượt quá công suất, dây đốt bị cháy, dẫn tới tình trạng máy không thể tạo ra nhiệt để sấy quần áo. Do đó, bạn có thể thực hiện thay cảm biến mới giúp tránh được sự có và hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.
Kiểm tra ngăn kéo bộ lọc của máy sấy

Cách sửa máy sấy quần áo không nóng này bao gồm việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ giúp loại bỏ các bụi bẩn và xơ vải còn sót lại trong bộ lọc hoặc ngăn kéo bộ lọc. Là một trong những nguyên nhân làm cản cơ chế tạo khí nóng, khiến máy sấy quần áo không nóng.
Bạn chỉ cần thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Mở ngăn kéo bộ lọc
- Bước 2: Làm sạch bộ lọc để loại bụi bẩn bám trên đó.
- Bước 3: Vệ sinh các linh kiện liên quan.
- Bước 4: Lắp lại bộ lọc và ngăn kéo sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Việc vệ sinh định kỳ bộ lọc và ngăn kéo bộ lọc sẽ giúp máy sấy hoạt động hiệu quả hơn, không bị tắc nghẽn và sấy quần áo nhanh chóng mà không gặp phải tình trạng máy sấy không nóng.
Kiểm tra cầu chì nhiệt

Cầu chì nhiệt là bộ phận bảo vệ máy khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra, có nhiệm vụ tự động tắt máy. Tuy nhiên, nếu cầu chì bị hỏng hoặc đứt, máy sẽ không thể tạo ra nhiệt, dẫn đến việc máy sấy không nóng. Nên khi kiểm tra cầu chì nhiệt của máy sấy quần áo, nếu bị hỏng, bạn hãy thay cầu chì nhiệt mới để đảm bảo máy sấy hoạt động ổn định, tránh tình trạng máy sấy không nóng.
Kiểm tra sợi đốt

Tình trạng sợi đốt bên trong có thể bị cháy hoặc đứt do sử dụng máy sấy quá lâu, dẫn tới mất khả năng làm nóng để sấy khô quần áo. Việc kiểm tra sợi đốt khá khó khăn vì nó nằm trong khoang làm nóng của máy sấy. Nếu bạn không thể tự kiểm tra hay tự sửa hãy liên hệ với dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp để nhận hỗ trợ.
Kiểm tra bo mạch điện của máy sấy quần áo
Bo mạch điện của máy sấy nhận nhiệm vụ cung cấp nguồn điện tới các bộ phận khác có tác dụng làm nóng. Nếu bo mạch gặp vấn đề, dòng điện không thể truyền tới những bộ phần đó, từ đó không thể tạo ra nhiệt để sấy quần áo. Để nhận biết rõ là lỗi này là máy vẫn quay nhưng không nóng hoặc bạn đã kiểm tra hết mà không có lỗi nào thì có thể bo mạch đang gặp sự cố. Tuy nhiên, bo mạch là bộ phận liên quan phức tạp đến điện, vì vậy bạn không nên tự tháo lắp hay kiểm tra tại nhà nếu không có chuyên môn.

Nên tự sửa máy sấy quần áo không nóng tại nhà hay gọi thợ?
Máy sấy quần áo xảy ra rất nhiều lỗi khác nhau, vì vậy việc tự sửa hay gọi thợ quyết định tính chất lỗi ra sao. Ví dụ:
- Nếu các lỗi đơn giản như tắc bộ lọc, kẹt máy do bụi hoặc dây điện bị lỏng thì bạn hoàn toàn có thể tiến hành kiểm tra và khắc phục tại nhà.
- Tuy nhiên, dù bạn đã kiểm tra và thử các biện pháp mà không hoạt động trở lại thì đến từ các nguyên nhân khác bên trong như sợi đốt, bo mạch… Đây là dấu hiệu máy sấy trở nặng và tốt nhất là nên gọi thợ có kinh nghiệm.
Lời khuyên: Việc tự sửa có thể làm mất thời gian và dễ gây hỏng thêm, bạn nên gọi thợ hoặc trung tâm bảo hành Bosch để kiểm tra và xác định lỗi chính xác, để sửa nhanh chóng và đảm bảo an toàn.
Bí quyết sử dụng máy sấy quần áo bền
Các lỗi vẫn có thể xảy ra lặp đi lặp lại dù đã sửa máy sấy quần áo không nóng như những cách trên nếu bạn không biết cách bảo quản và sử dụng đúng cách, và dưới đây là những lưu ý đặc biệt:
- Điều chỉnh chế độ sấy sao cho phù hợp với từng loại quần áo, tránh nhiệt độ sấy quá mạnh sẽ gây hỏng đồ.
- Lượng quần áo vừa phải, không vượt quá dung tích chứa của máy, việc này sẽ khiến máy bị kẹt và không hoạt động được.
- Khi máy sấy đang hoạt động, bạn không được tự ý mở cửa máy sấy, ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.
- Loại bỏ những vật liệu lạ hoặc cứng còn sót lại trong túi quần, túi áo để tránh làm hỏng lồng sấy hoặc bị mắc kẹt trong bộ lọc máy sấy.
- Máy sấy không sử dụng với các loại quần áo vải mềm như len, màn cửa… bởi nó rất dễ gây cháy nổ.
- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chất lượng hoạt động của máy sấy quần áo.
- Cần lựa chọn các đơn vị sửa máy sấy quần áo uy tín, tránh “tiền mất tật mang”.
Sửa máy sấy quần áo không nóng cần xử lý kịp thời tuỳ từng lỗi khác nhau, bạn có thể tự xử lý với những lỗi đơn giản và cần gọi thợ dày dặn kinh nghiệm xử lý khi máy móc gặp các lỗi nghiêm trọng để được hỗ trợ nhanh chóng. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý phù hợp.