1. Không vệ sinh máy rửa bát thường xuyên
Nếu sau quá trình rửa, trên dụng cụ ăn uống vẫn còn để lại vết bẩn, vụn thức ăn hoặc mùi khó chịu thì đây là dấu hiệu của việc máy rửa bát đã lâu không được vệ sinh.
Cũng giống như các vật dụng gia đình khác, máy rửa bát cũng cần được vệ sinh định kỳ. Có một số bộ phận bạn cần đặc biệt chú ý khi vệ sinh là bộ lọc cặn, tay phun và giá đỡ bởi đây là những bộ phận có thể khiến dụng cụ ăn uống bốc mùi.
Bạn có thể tham khảo cách vệ sinh các bộ phận này sau đây:
- Bộ lọc cặn: Bộ lọc cặn sẽ nằm ở đáy dưới của máy rửa bát và bạn chỉ cần gỡ giá đỡ ra ngoài là có thể thấy được bộ phận này. Tháo bộ lọc và lưới lọc để rửa riêng cả hai dưới vòi nước. Chà sạch các mảnh vụn cứng đầu bằng bàn chải mềm và để chúng khô tự nhiên trước khi lắp đặt vào vị trí ban đầu.
- Tay phun: Máy rửa bát Bosch có thể bao gồm cả tay phun trên và dưới. Bạn sẽ cần tháo cả hai tay phun và vệ sinh dưới vòi nước để loại bỏ mùi hôi. Đặc biệt, trên tay quay có nhiều lỗ nhỏ, bạn sẽ cần sử dụng tăm để loại bỏ các mảnh vụn khỏi lỗ tay phun trước khi lắp đặt trở lại. Bạn có thể kiểm tra nước phun từ tay phun đã hoạt động trơn tru chưa bằng cách để ngược tay phun dưới vòi nước và theo dõi nước chảy qua các lỗ nhỏ trên hai bên tay phun.
- Giá đỡ: Giá đỡ máy rửa bát thường được thiết kế có thể tách rời để thuận tiện cho việc vệ sinh và sửa máy rửa bát Bosch tại nhà khi cần. Bạn có thể vệ sinh giá đỡ bằng cách đổ chất tẩy rửa vào khay đựng chất tẩy rửa và chạy chu trình làm sạch dài nhất bằng nước nóng, lưu ý máy rửa bát phải được để trống. Ngoài ra, bạn có thể đổ thêm 3 cốc giấm trắng vào khay đựng và khởi động chu trình làm sạch bằng nước nóng.
Việc vệ sinh máy rửa bát Bosch không cần thiết phải được thực hiện quá thường xuyên bởi sẽ còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng của bạn nhưng bạn vẫn cần đảm bảo kiểm tra định kỳ từ 1 đến 2 lần một tuần.
Điều này vừa giúp bạn giữ thiết bị được sạch sẽ vừa có thể phát hiện các lỗi để kịp thời sửa máy rửa bát Bosch tại nhà trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Từ 3 đến 6 tháng, bạn có thể tổng kiểm tra và vệ sinh thiết bị nếu có thời gian.
2. Sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp
Các vấn đề với chất tẩy rửa cũng có thể là nguyên nhân khiến máy rửa bát Bosch không làm sạch dụng cụ ăn uống một cách hiệu quả. Máy rửa bát Bosch có yêu cầu riêng về loại chất tẩy rửa phù hợp với thiết bị để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tìm thấy thông tin về chất tẩy rửa phù hợp trong hướng dẫn sử dụng thiết bị hoặc trên website của nhà sản xuất Bosch.
Bạn có thể tăng khả năng làm sạch dụng cụ ăn uống của máy rửa bát bằng cách sử dụng thêm nước trợ xả cùng với dung dịch tẩy rửa. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng nước rửa bát thông thường hoặc dùng quá nhiều chất tẩy rửa trong chu trình rửa bởi nếu lượng bọt được tạo ra quá nhiều sẽ dễ xảy ra tình trạng rò rỉ nước.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng đúng loại chất tẩy rửa đã được khuyến cáo mà dụng cụ ăn uống vẫn bị bẩn, bốc mùi thì nguyên nhân có thể xuất phát từ khay đựng chất tẩy rửa. Do đó, bạn sẽ cần kiểm tra bộ phận này và loại bỏ bất kỳ cặn hoặc vụn thức ăn tích tụ có thể làm tắc nghẽn hoặc khiến nó không thể mở ra.
Nếu bát đũa vẫn bị bẩn hoặc ngăn khay đựng không thể mở được sau một chu trình rửa thì có thể nó đã bị trục trặc và cần phải thay thế. Bạn có thể mua khay đựng chất tẩy rửa mới tại các đơn vị cung cấp linh kiện máy rửa bát hoặc tại trung tâm sửa máy rửa bát Bosch tại Hà Nội.
3. Nguồn cấp nước gặp sự cố
Máy rửa chén cần được cung cấp đủ lượng nước nóng để không chỉ loại bỏ các mảnh thức ăn mà còn rửa sạch cặn xà phòng. Nếu bạn nhận thấy máy rửa chén Bosch của mình không xả hết cặn xà phòng hoặc để bát đĩa bẩn sau chu trình rửa thì nguyên nhân có thể là do gặp sự cố về nguồn cấp nước.
- Nhiệt độ nước thấp: Hiệu suất của máy rửa chén được nâng cao khi nhiệt độ nước tối thiểu là 120°F (khoảng 30°C). Bạn có thể sẽ cần kiểm tra máy nước nóng của gia đình để đảm bảo nước được làm nóng đến nhiệt độ tối ưu này. Hãy mở nước nóng ở bồn rửa trong phòng bếp để đảm bảo rằng nước nóng luôn sẵn có trước khi bắt đầu chu trình giặt.
- Áp lực nước quá thấp: Van cấp nước của máy rửa chén cần áp suất ít nhất 20 psi để hoạt động bình thường và cho phép nước chảy từ nguồn cung cấp nước. Nếu áp suất quá thấp, van cấp nước không thể hoạt động hiệu quả, làm giảm lưu lượng nước và khả năng làm sạch. Để đánh giá được áp suất nước một cách chính xác nhất, bạn nên liên hệ tới dịch vụ sửa máy rửa bát Bosch tại nhà hoặc dịch vụ sửa chữa đường nước để kỹ thuật viên đến kiểm tra và khắc phục vấn đề.
- Van cấp nước bị lỗi : Ngay cả khi van có đủ áp suất nước thì việc van bị trục trặc sẽ khiến van không mở được, làm giảm lưu lượng nước vào máy rửa bát. Nếu van đầu vào nước có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng thì bạn nên liên hệ tới trung tâm sửa máy rửa bát Bosch để thay thế bộ phận này càng sớm càng tốt.
- Tay phun bị hỏng: Tay phun bị trục trặc sẽ không phân phối nước đều, thậm chí là không thể phân phối nước, khiến bát đĩa bị bẩn. Vấn đề của tay phun có thể đến từ việc không được vệ sinh thường xuyên hoặc bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp tay phun hư hỏng nặng, khó có thể sửa chữa, bạn sẽ cần mua tay phun mới và tiến hành sửa máy rửa bát Bosch tại nhà. Bạn cần đảm bảo mua loại tay phun tương thích với máy rửa bát bạn đang sử dụng và mua tại các cơ sở cung cấp linh kiện thiết bị có uy tín.
4. Khối lượng bát đĩa quá lớn
Không chỉ với máy rửa bát Bosch mà mọi loại máy rửa bát khi bị quá tải sẽ khiến quá trình làm sạch không đạt hiệu quả cao. Với lượng lớn dụng cụ ăn uống trên giá đỡ, lượng nước và chất tẩy rửa được phun từ tay phun không thể tiếp cận được mọi vật dụng.
Khối lượng bát đĩa quá lớn cũng làm tăng khả năng làm các vật dụng như dao, dĩa, kéo nhô ra khỏi giá đỡ và cản trở chuyển động quay của tay phun. Điều này vừa khiến nước không được phun hiệu quả vừa làm tăng nguy cơ bị rò rỉ nước và hư hỏng tay quay.
Nếu bạn không muốn xảy ra trường hợp trên thì nên tránh việc để máy rửa bát bị quá tải và nên có thói quen sắp xếp bát đĩa vào đúng ngăn trên giá đỡ. Có một số quy tắc sắp xếp dụng cụ ăn uống bạn có thể tham khảo để đảm bảo mọi vật dụng được tẩy rửa sạch sẽ:
- Để trống một không gian giữa mỗi vật dụng: Bạn nên xếp mỗi vật dụng cách nhau một khay để chúng đều có đủ không gian nhận nước và chất tẩy rửa. Đảm bảo các dụng cụ ăn uống không xếp chồng lên nhau hoặc che chắn nhau, đặc biệt là với những vật có kích thước to. Nếu lượng bát đĩa quá nhiều khiến bạn không thể để chúng cách nhau thì bạn nên chia thành các lượt rửa khác nhau để đảm bảo quá trình tẩy rửa đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Không chặn tay phun: Đảm bảo các vật dụng đã xếp không bị lọt xuống bên dưới giá đỡ. Bạn nên để dụng cụ như dao, dĩa, kéo vào đúng khay đựng dành riêng cho các vật dụng này và nên để nằm ngang thay vì nằm dọc bởi chúng dễ bị lọt xuống và làm cản trở chuyển động của tay phun.
- Đặt các vật dụng lớn ở giá trên cùng : Điều này sẽ đảm bảo chúng không chặn tay phun hoặc khiến nước khó tiếp cận đến các dụng cụ có kích thước nhỏ hơn.
5. Không cất bát đĩa ngay sau khi rửa
Đây là sai lầm nhiều người dùng mắc phải bởi mọi người thường có thói quen để bát đĩa ở ngay bên trong máy rửa bát cho chúng róc hết nước. Tuy nhiên, điều này có thể khiến hơi nước không thể thoát ra và khiến dụng cụ ăn uống bị bám mùi.
Do đó, sau khi thiết bị hoàn thành chu trình rửa, bạn nên cất bát đĩa lên trên tủ bếp. Nếu không, hãy để hé cửa trong vài phút để nước bay hơi và bát đũa được làm khô.
Tham khảo từ: dependableservices.com và apexapplianceservice.com