Làm sao để nhận biết máy đang sấy tự ngắt?
Máy sấy là một thiết bị điện tử cần có trong mỗi gia đình với tác dụng giúp làm khô đồ nhanh. Nhưng thi thoảng nó đang chạy lại tự tắt giữa chừng. Và lỗi này thường không khó để nhận biết, điển hình như:
- Máy bật rồi lại tắt, khiến bạn phải bật đi bật lại nhiều lần.
- Đồ trong máy thì không khô hẳn, bị ẩm, dễ mốc, có mùi hôi.
- Một số máy hiện cảnh báo đèn đỏ hoặc báo lỗi cảm biến nhiệt.
- Máy mới chạy được vài phút đã ngưng.
Nếu bạn đang gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” này thì nghĩa là máy đang bị lỗi máy sấy tự ngắt. Đừng chủ quan mà tốt nhất nên tìm hiểu sớm xem bị vì sao, rồi sửa luôn cho đỡ phiền toái về sau.
Các lỗi phổ biến khiến máy sấy quần áo tự ngắt
Do nguồn điện có vấn đề
Việc đầu tiên khi thấy máy sấy quần áo tự ngắt là kiểm tra lại nguồn điện. Kiểm tra xem ổ cắm có bị lỏng không hay dây điện có đứt không. Và có những trường hợp aptomat nhảy khiến mất điện bất ngờ, đây là nguyên nhân thường gặp nhưng ít người để ý và thường bỏ qua.
Do cửa máy không đóng chặt
Một trong những nguyên nhân thường gặp khi máy sấy mà đang chạy tự nhiên tắt ngang thì có khi là do cửa đóng không khít. Các máy sấy hiện nay đều được thiết kế với cảm biến ở cửa, nên dù cửa hở một chút, máy sẽ tự động ngắt để tránh nguy hiểm. Đôi lúc có thể lỗi nặng hơn như chốt cửa đã bị gãy, gioăng cao su cửa bị lệch khiến cửa không thể đóng chặt, vì thế hãy kiểm tra kỹ càng để sửa kịp thời.

Đai chuyển động bị hỏng
Phần đai chuyển động này giống như cái dây nối giúp lồng máy quay. Nếu đai bị đứt hay lỏng, lồng sấy không thể tiếp tục quay được, hệ thống máy phát ra báo động và sẽ tự động ngắt luôn để tránh hỏng nặng hơn. Và từ đó dẫn tới hiện tượng bạn bật máy nhưng không có phản hồi.
Cảm biến đo nhiệt bị hỏng
Trong máy sấy luôn có một cảm biến để đo lường xem đồ bên trong còn ẩm hay đã khô. Nếu cái cảm biến này bị hỏng, nó sẽ không còn báo được tình trạng cho máy biết, nên máy hiểu nhầm là đã khô rồi hoặc bị lỗi, và cho tự ngắt tạm thời không chạy nữa.
Động cơ bị “sốc nhiệt”
Khi máy sấy nhiều quần áo cùng một lúc sẽ khiến động cơ bị nóng lên bất thường do máy tăng hiệu suất làm việc. Khi đó, cầu chì nhiệt sẽ tự ngắt điện để bảo vệ máy, nên nó sẽ tắt đột ngột luôn.
Quạt gió bị quá nóng
Quạt gió có tác dụng thổi hơi nóng đều khắp lồng sấy để giúp quần áo khô và máy không bị quá nhiệt. Nhưng nếu quạt gió bị hỏng, hơi nóng sẽ không được thoát ra ngoài làm cho lồng sấy bị quá nóng. Lúc này máy cho ngắt tự động nhằm bảo vệ, dù đang chạy cũng tắt ngang.

Bình chứa nước bị đầy
Máy sấy nào cũng có một bình chứa nước hoặc khay ngưng tụ để hứng nước chảy ra khi máy hút ẩm từ quần áo. Bình chứa nước có thể đầy bất cứ lúc nào, nếu bạn không để ý đổ ý thì máy sẽ tự tắt để tránh nước tràn ra làm hỏng máy. Vậy nên nếu thấy máy tự nhiên ngắt, bạn nhớ kiểm tra thử nếu đầy thì đổ nước ra ngoài là được.
Ống thông hơi bị tắc
Thi thoảng các ống hơi nước bị tắc khiến hơi nước không thoát ra ngoài được, ngưng tụ lại trong máy, làm cho máy bị nóng lên bất thường. Nên nếu dùng máy sấy đang dùng mà thấy tự dưng tắt, nhớ kiểm tra xem ống thoát có bị tắc không nhé!
Gợi ý cách tự sửa máy sấy quần áo tự ngắt hiệu quả
Cách tự kiểm tra
Kiểm tra nguồn điện
Nguồn điện có thể không ổn định do cắm lỏng, đứt, hoặc aptomat có bị nhảy, nên trước khi gọi thợ sửa máy sấy quần áo, hãy kiểm tra đảm bảo nguồn điện ổn định, không bị ngắt quãng. Nếu lỗi chỉ do nguồn điện, thì bạn có thể tự xử lý nhanh, đỡ mất tiền gọi thợ.

Vệ sinh ống thông hơi
Ống thông hơi giúp máy thông thoáng và lan tỏa nhiệt đều khắp máy, nên bạn cũng không thể bỏ qua việc kiểm tra này. Kiểm tra ống thông hơi có bị gập, tắc hay không, nếu bẩn hoặc tắc do bụi xơ vải thì cần vệ sinh sạch sẽ. Làm xong bạn có thể bật máy lại xem máy đã hoạt động trơn tru chưa, có còn tự ngắt không.

Kiểm tra cửa máy sấy
Máy sấy quần áo hiện đại rất thông minh nên nếu cửa không đóng khít, nó cũng cho hệ thống tự ngắt để bảo vệ. Vì vậy hãy đảm bảo đóng cửa máy cho chắc chắn, đồng thời quan sát xem chốt cửa có bị lệch, gãy không. Nếu cửa đã đóng kín thì máy sẽ hoạt động bình thường.

Kiểm tra khay đổ nước
Đơn giản là bạn chỉ cần mở khay nước dưới đáy máy hoặc phía trước, đổ hết nước bên trong đi là được. Hạn chế tình trạng nước đầy tràn ra ngoài, làm máy ngắt tự động để bảo vệ động cơ. Đây là một cách tự xử lý tại nhà vô cùng đơn giản mà không phải chờ thợ sửa kỹ thuật tới.

Cách cần kỹ thuật sửa
Thay đai truyền động mới
Đai chuyển động thường nằm ở phía sau hoặc phía dưới máy, tùy vào mỗi dòng máy khác nhau. Nên việc tháo lắp gần như không phù hợp với người không có kinh nghiệm sửa chữa. Vì vậy khi phát hiện đai hỏng, bạn cần liên hệ thợ sửa để thay đai mới giúp lồng sấy quay bình thường.

Sửa chữa quạt gió
Việc sửa hay thay quạt gió mới cần có kỹ thuật viên kiểm tra và thực hiện. Quạt gió là bộ phận quan trọng giúp thổi hơi nóng ra ngoài, để máy không bị quá nhiệt. Nếu phát hiện quạt gió hỏng, thì nên sửa ngay để tăng tuổi thọ máy, đồ sấy nhanh hơn, đều hơn.

Kiểm tra động cơ bị quá nhiệt
Động cơ quá nhiệt có thể là do motor chạy quá công suất hoặc dùng 1 thời gian dài mà không được vệ sinh hay tra dầu. Vì vậy, hãy liên hệ thợ sửa để kiểm tra có thể tra dầu hoặc thay thế nếu hỏng. Động cơ khoẻ thì máy mới có thể chạy bền và ổn định hơn, giúp người dùng tránh tình trạng đang sấy thì bị dừng gián đoạn.

Có nên gọi thợ sửa chữa máy sấy tự ngắt không?
Khi bạn đã kiểm tra và thực hiện tất cả cách trên nhưng máy vẫn tái lỗi thì có thể lỗi cảm biến, lỗi động cơ bên trong - những lỗi này đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu về sửa chữa. Nên nếu bạn không rành về kỹ thuật, lo lắng nếu tự sửa sẽ làm máy hỏng thêm nặng thì tốt nhất hãy gọi thợ cho nhanh và an toàn nhé!
Làm sao hạn chế lỗi tự ngắt ở máy sấy quần áo?
- Nên vệ sinh và bảo dưỡng máy sấy định kỳ, đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh bộ lọc và đổ nước thải trong khay đi.
- Đồng thời đừng quên kiểm tra xem ống thoát hơi có tắc không, nếu có cần xử lý kịp thời.
- Không nên cho 1 số lượng lớn quần áo vào sấy cùng một lúc, nếu có quá nhiều đồ, bạn nên sấy thành nhiều đợt khác nhau.
- Chọn nhiệt độ và thời gian sấy phù hợp tùy loại vải, đừng lúc nào cũng bật max với mong muốn khô nhanh hơn.
- Máy sấy nên cắm riêng một ổ điện, để đảm bảo nguồn điện được cung cấp ổn định.
- Thường xuyên kiểm tra, nếu máy phát ra tiếng động lạ hay có bất kỳ dấu hiệu nào, đừng ngần ngại gọi thợ để được hỗ trợ kịp thời, tránh để sự cố nhỏ thành hỏng nặng hơn nhé.
Tóm lại, qua đây hy vọng bạn đã có thể tự nhận biết các lỗi và hiểu nguyên nhân lỗi gây ra việc máy sấy quần áo tự ngắt. Việc tự sửa cũng không hề khó như bạn hay nghĩ đâu. Chúng tôi đã đúc kết kinh nghiệm và gợi ý những cách làm vừa nhanh gọn, vừa tiết kiệm được một khoản kha khá tiền sửa chữa. Chúc bạn thành công!